0938091922

Lỗi 404 - Trang không tìm thấy
Chúng tôi xin lỗi, nhưng trang web mà bạn đang tìm kiếm không tồn tại.
Bạn có thể đi đến trang chủ

Bài viết mới nhất của tôi

0 63

Thông tin chi tiết
Khẩu trang 3M 9001 ứng dụng trong môi trường mài, chà nhám, mài, đóng gói, cắt hoặc trong môi trường bụi

Ngày nay, với sự gia tăng ô nhiễm môi trường, cùng sự bùng nổ của các hoạt đông công nghiệp, các dịch bệnh…thì vấn đề đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe đường hô hấp ngày càng được quan tâm đặc biệt. Các loại khẩu trang cần được trang bị hiện đại hơn. Khẩu trang 3M sẽ góp phần tăng cường bảo vệ đường hô hấp cho người sử dụng.

Trọng lượng nhẹ, thoải mái và thuận tiện
Khẩu trang lọc khói, bụi không dầu, chống cát, bụi gỗ, bụi kim loại
Được sử dụng trong công nghiệp, thương mại, y tế và các môi trường khác
Hiệu quả lọc bụi >85%

0 33

Nhiều bệnh nhân nhập viện do làm việc trong môi trường bị ô nhiễm không khí trầm trọng, rửa phổi cho nước đen ngòm như nước cống.

Hôm 7/12, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc lần đầu tiên phát báo động đỏ, mức cao nhất trong hệ thống cảnh báo về ô nhiễm môi trường. Nhiều thành phố xung quanh thủ đô cũng lần lượt đưa ra cảnh báo này do khói mù nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.

Còn tại Việt Nam, cùng với sự gia tăng của các phương tiện giao thông, sự phát triển của các khu công nghiệp, khí thải sinh hoạt cũng khiến bầu không khí ô nhiễm trầm trọng. Thậm chí từng có công bố Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Theo đó, ô nhiễm không khí được hiểu đơn giản nhất là do tình trạng gia tăng quá nhiều, thậm chí vượt ngưỡng của khói, bụi, đặc biệt là CO2, CO, chì và các hóa chất độc hại khác do xe máy, xe hơi, phương tiện giao thông, các nhà máy, khu công nghiệp thải ra.Trao đổi với Zing.vn, PGS TS Nguyễn Hoài Nam – Phó chủ tịch Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP HCM cho hay ô nhiễm không khí có tác động rất rõ ràng và nguy hiểm đến sức khỏe con người song ít người để ý đến điều này.

Theo PGS Nguyễn Hoài Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hệ hô hấp đầu tiên, gây viêm đường hô hấp trên như tai mũi họng. Bệnh nhân thường xuyên nghẹt mũi, xoang, viêm phế quản, nặng hơn gây tình trạng dị ứng gây hen suyễn.

Trong đó, mũi là cửa ngõ của đường hô hấp vì thế đây là cơ quan đầu tiên trên cơ thể phản ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết hoặc tác nhân từ môi trường. Khi không khí bị ô nhiễm kéo dài và mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng, những bệnh liên quan đến cửa ngõ này rất dễ xuất hiện và thực sự khó kiểm soát.

Thực tế, số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây cho thấy các bệnh nhân về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc, nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí gây ra.

Các đô thị bị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người nhiễm khuẩn hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. PGS Nam khuyến cáo, các chất độc không khí vào cơ thể chính là tác nhân gây ung thư phổi, vòm họng, mũi.

Còn về tim mạch, chất ô nhiễm sẽ làm tăng độc tố trong máu, độc tố ngấm trong máu gây xơ vữa động mạch, cao huyết áp, từ đó gây nên các hệ lụy nguy hiểm khác như đột quỵ, suy tim,…

“Các chất ô nhiễm này là những chất độc tính xuyên qua màng lọc của phổi, đi vào trong máu, vào cơ thể, ngấm vào các thành mạch gây nên tình trạng xơ vữa. Chúng có thể tác động gây bệnh tức thời như viêm phổi, viêm mũi, hen suyễn, phế quản. Về lâu dài, chúng sẽ lấp đầy trong phổi, xơ cứng phổi, 5-10 năm sau mới phát bệnh”, PGS Nam phân tích.

Bác sĩ này cho biết từng điều trị cho nhiều bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân làm việc trong môi trường ô nhiễm như lò than, nhà máy xi măng với các bệnh lý về phổi. Thậm chí có những bệnh nhân xơ cứng phổi, khi rửa phổi cho nước đen ngòm như nước cống.

Còn theo PGS, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thường, giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, bụi không khí do ô nhiễm là tác nhân gây các bệnh về da liễu như mụn, dị ứng, viêm da…. Chúng là nơi chứa nhiều mầm bệnh, tác nhân mang vi khuẩn, virus, nấm mốc vào cơ thể người nếu tiếp xúc lâu dài và tùy theo cơ địa của từng người sẽ có các bệnh lý khác nhau.

TS.BS Đỗ Quang Ngọc, Bệnh viện Mắt Trung ương, cũng khuyến cáo thêm, bệnh viện từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp viêm nhiễm mắt, giác mạc do khí bụi. Do đó, bác sĩ khuyên những người dân khi đi ra ngoài, đặc biệt những người trực tiếp làm việc trong môi trường bị ô nhiễm cần nâng cao cảnh giác, bảo vệ mắt tốt hơn.

“Trong các bộ phận, mắt là nơi tiếp xúc trực tiếp và đầu tiên với bụi bặm ngoài môi trường. Chúng là tác nhân khiến mắt tiết nước gây viêm nhiễm đồng thời bụi có thể gây cộm, khó chịu, thậm chí trầy xước giác mạc nếu có góc cạnh”, bác sĩ Ngọc cho hay.

Bên cạnh đó, những người sống trong khu vực bị ô nhiễm không khí nặng rất dễ mắc các bệnh đau bao tử, đường ruột, tiêu chảy do nguồn thức ăn, thực phẩm nhiễm khuẩn.

Đối phó ô nhiễm không khí như thế nào?

Về điều này, PGS Nguyễn Hoài Nam khuyến cáo, chúng ta có thể góp phần vào việc giảm ô nhiễm không khí bằng cách thường xuyên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sống, trồng nhiều cây xanh. Tuy nhiên, để giải quyết tình trạng ô nhiễm cần một giải pháp đồng bộ của các cơ quan hữu quan.

Còn người dân sống trong môi trường ô nhiễm như vậy, cần giữ nguyên tắc:

– Đeo khẩu trang hoạt tính, kính chắn bụi mỗi khi ra đường.

– Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi đi ra ngoài.

– Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi đi ngủ và khi tiếp xúc với bộ phận khác trên cơ thể.

– Khi về nhà, cần thay quần áo và tắm gội ngay.

– Không ăn uống lề đường, chọn thực phẩm sạch, không bị nhiễm bẩn.

– Hạn chế đi ra ngoài.

0 33

Tại nạn lao động từ lâu đã trở thành vấn đề nhức nhối nhất tồn tại trong xã hội, đòi hỏi sự vào cuộc của cơ quan chức năng để tìm ra cách giải quyết để giảm thiểu được tình trạng này. Những vụ tai nạn xảy ra ảnh hưởng hậu quả nghiêm trọng đến cả kinh tế và con người.

 Hầu hết các vụ tai nạn trong những năm gần đây ngày càng tăng cao khiến người lao động cảm thấy lo lắng và hoang mang. Đặc biệt, khi chúng ta phải làm việc ở khu vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, tai nạn thường bất ngờ xảy ra mà không thể lường trước được.

Rất nhiều trường hợp tai nạn dẫn đến tử vong hay chấn thương một bộ phận nào đó trên cơ thể và không thể tiếp tục làm việc được, đây là một sự mất mát to lớn dành cho gia đình và bạn bè của những người bị nạn. Như vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là để khắc phục được tình trạng này thì chúng ta cần phải làm gì, đưa ra những biện pháp gì là thích hợp nhất?

trang thiết bị bảo hộ lao động

   Một trong những giải pháp an toàn nhất trong chính sách bảo vệ sức khỏe của người lao động được đề cập tới đó chính là việc sử dụng thiết bị BHLĐ. Nhờ việc trang bị vật dụng bảo hộ đã mang đến kết quả tích cực, hàng ngàn người lao động đã được cứu sống thoái khỏi cái chết, giảm chấn thương một cách đáng kể. Đó chính là lợi ích thiết thực nhất mà thiết bị bảo hộ đã mang lại cho người lao động khi tham gia làm việc.

  Những thiết bị bảo hộ lao động được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là quần áo bảo hộ, giày bảo hộ, mũ bảo hộ, kính bảo hộ…..Mỗi loại vật dụng bảo hộ đó đều có những tính năng riêng nhưng mục đích chính là bảo vệ an toàn đến sức khỏe của người lao động. Theo thống kế mới đây nhất của chúng tôi thì hầu hết các vụ tai nạn lao động thương tâm xảy ra đều có nguyên nhân từ việc người lao động không trang bị đồ dùng bảo hộ trong quá trình làm việc.

   Do đó, các doanh nghiệp, các công ty, nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp cần phải trang bị đồ bảo hộ cho người công nhân khi họ làm việc. Thiết bị bảo hộ lao động đóng vai trò quan trọng và cần thiết đến cuộc sống của người lao động, giảm thiểu được những rủi ro và tai nạn lao động một cách đáng kể.

0 45

Các số liệu khảo sát ở Châu Âu cho thấy: Do ô nhiễm không khí, các bệnh phổi và tim mạch là nguyên nhân chính gây các ca chết sớm.

Ô nhiễm không khí với bệnh hô hấp và tim mạch

Các nhà chuyên môn thuộc trường đại học nổi tiếng ở London về nghiên cứu liên ngành, trường King’s College, đã công bố những kết quả nghiên cứu đầu tiên có giá trị về các tác nhân chính trong không khí ô nhiễm gây ra các bệnh hiểm nghèo cho con người.

Các loại độc tố:

Loại độc tố thứ nhất, thường gặp nhất là NO2 (ôxit nitơ). Đó là một trong số những loại chất độc được chú ý đặc biệt vì khi trộn NO2 với hơi nước, axít nitric HNO3 sẽ được tạo thành và trở thành chất gây hại cho phổi. Kết quả nghiên cứu của King’s College từ năm 2010 xác định rằng, “khoảng 5.900 người bị chết sớm vì hợp chất này thải vào không khí chủ yếu từ động cơ diesel, tức là chủ yếu từ các loại xe tải và xe buýt trong thành phố, cũng như một số loại xe con lắp động cơ diesel”. Số liệu khảo sát còn cho biết thêm: London, Birmingham và Leeds là ba thành phố lớn nhất của nước Anh, đồng thời cũng là ba thành phố liên tục vượt quá tiêu chuẩn cho phép của EU về nồng độ NO2 trong không khí.

o-nhiem-khong-khi-gay-benh-tim-phoi-va-chet-som
Thủ đô Paris của Pháp bị bao phủ trong làn khói bụi ô nhiễm (Ảnh: Sipa).

Độc tố thứ hai được gọi chung là PM2.5 (“viết tắt của chữ particulate matter dùng để chỉ các loại bụi, cả ở dạng lỏng lẫn khối chất rắn, có thể là chất hữu cơ hay kết cấu vật lý khác có kích thước nhỏ hơn 2,5 micro mét”), còn gọi là bụi siêu mịn hay bụi phân tử. Một khảo sát ở châu Âu từ năm 2013 “xác nhận mối liên quan giữa các loại vật thể có kích thước dưới 10 micro mét trong không khí với bệnh ung thư phổi, và nguy hiểm nhất là loại bụi PM2.5 vì với kích thước nhỏ sẽ thâm nhập sâu hơn vào trong phổi”.

Cơ chế gây tác hại:

Do sự có mặt của hai độc tố nói trên, khi con người hít thở phải không khí ô nhiễm sẽ dễ bị nhiễm và đối diện, trước hết, với các “triệu chứng của bệnh đường hô hấp như khó thở, thấy nhoi nhói ở phần hầu … Tất cả những dấu hiệu đó đều được xem như là biểu hiện của bệnh đường hô hấp”.

Thế nhưng, ít ai chú trọng đến việc không khí ô nhiễm đó cũng có những tác động lên các mạch máu. Vì thế, cần đề cấp thêm về tác động của ô nhiễm không khí đối với bệnh tim mạch.

Theo các nhà chuyên môn, “tương tự như tác động của thuốc lá, tiến trình gây bệnh (do không khí ô nhiễm) gồm ba bước” như sau.

Thứ nhất, “không khí ô nhiễm tác động lên các khả năng giãn nở và co thắt của các mạnh máu. Dưới tác động của không khí ô nhiễm (tương tự của thuốc lá), các mạch máu đã bị giảm kích cỡ, gây cản trở lưu thông huyết mạch”.

Thứ hai, những hiệu ứng với sự đông máu. “Ô nhiễm có thể dẫn đến khả năng máu bị đông lại hình thành những cục máu đông ở động mạch”, nguyên nhân chính của chứng nhồi máu cơ tim.

Thứ ba, “cũng là điểm khó hiểu nhất, hiện tượng viêm nhiễm ở mọi bộ phận cơ thể. Hiện tượng viêm nhiễm này ban đầu tác động lên các chức năng của mạch máu, nhất là có những tác động gây bất ổn ở những mảng xơ vữa ở động mạch. Những mảng xơ vữa ở động mạch được hình thành do các chứng bệnh cholesterol, cao huyết áp, tiểu đường”.

Trên đây là ba cơ chế đi cùng với hiện tượng ô nhiễm, bất kể đó là loại hóa chất gây ô nhiễm hay những hạt bụi phân tử (bụi siêu mịn).

Và như vậy, không khí ô nhiễm với bụi siêu mịn hay bụi phân tử là rất nguy hiểm, có nguy cơ dẫn đến không chỉ bệnh đường hô hấp mà cả bệnh tim mạch. Đúng như nhận định của nhà nghiên cứu hàng đầu về các “bụi siêu mịn” – Joshua Apte: Với kích cỡ cực kỳ nhỏ bé, các hạt bụi này dễ dàng thâm nhập vào phổi và các mạch máu, gây tổn hại hệ hô hấp và hệ tim mạch của con người. Và, trong thực tế, khảo sát của King’s College cũng ghi nhận: tổng cộng có 9.416 người ở London bị chết sớm trong năm 2010 vì hai loại chất thải nguy hiểm nói trên. Nhưng đó mới chỉ riêng London, còn số người chết sớm kiểu đó trên toàn nước Anh lên đến 80.000 người.

Những con số báo động ở một số nước lớn

Trung Quốc và Ấn Độ: Giá như hai quốc gia này áp dụng các chuẩn về khí thải các phân tử bụi siêu mịn do Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, thì cũng có thể cứu được 1,4 triệu người không bị chết sớm mỗi năm, một con số không phải là không đáng kể, ngang bằng với số nạn nhân của HIV/SIDA hằng năm trên thế giới (con số do nhóm nghiên cứu của Đại học Minnesota thực hiện và công bố trên Environemental Science & Technology).

Châu Âu: Ô nhiễm không khí là thủ phạm chính của 400.000 ca tử vong sớm mỗi năm.

Anh Quốc: Ở Anh Quốc, theo số liệu khảo sát từ năm 2010 của King’s College, con số người chết sớm trên toàn nước Anh lên đến 80.000 người hàng năm. Riêng ở London, con số người bị chết sớm do ô nhiễm không khí trong năm 2010 là trên 9.416. Tức là, riêng ở thủ đô Anh Quốc, không khí ô nhiễm làm 25 người chết sớm mỗi ngày.

Trước nguy cơ lớn như vậy, chính phủ Anh phản ứng rất khó khăn. Khó khăn trong việc đối phó với nạn ô nhiễm do sử dụng động cơ diesel và do khí thải công nghiệp từ Paris và Châu Âu bay sang. Vấn đề khí thải ô nhiễm đang và sẽ là câu chuyện gây tranh cãi gay gắt ở Anh, nhưng trước mắt chưa có giải pháp nào mang tính thuyết phục.

Pháp: Ở Pháp tình hình cũng không kém phần bức xúc. Các nghiên cứu tại nước này cũng cho thấy nạn ô nhiễm không khí có thể ngốn đến ngân sách của Pháp đến gần 100 tỷ euro mỗi năm. Đó chính là con số do Thượng viện đưa ra gần đây, liên quan chủ yếu đến hậu quả của ô nhiễm không khí lên sức khỏe.

Hàng năm, ở Pháp có đến 650.000 ca được bác sĩ kê đơn cho tạm nghỉ việc với lý do chất lượng không khí kém. Nhìn chung, mỗi năm chi phí cho sức khỏe mà Bảo hiểm Y tế nước này phải chi ra nằm trong khoảng từ 68-97 tỷ euro.

Đối mặt trước nguy cơ này, Ủy ban điều tra nghị viện Pháp đã thiết lập danh sách các khuyến cáo và nhất là thực hiện chính sắc thuế sinh thái. Và các nghị sĩ đang cân nhắc đưa ra đề nghị thành lập một loại thuế về các loại khí thải nitơ, oxit nitơ và bụi siêu mịn và cho rằng nên đưa loại thuế này vào từ từ cùng với thuế xăng dầu.

Mở rộng ra cho cả thế giới, con số nạn nhân bị chết sớm mỗi năm do không khí ô nhiễm, tức do hai thủ phạm chính là PM 2.5 (hay bụi siêu mịn) và NO2 (ôxit nitơ), ước tính lên đến hơn 2 triệu người.

Rõ ràng, mối đe dọa của không khí ô nhiễm không loại trừ bất kỳ quốc gia nào. Kể cả Việt Nam chúng ta. Và một sự quan tâm và các biện pháp đối phó nhằm giảm thiểu mức độ tác hại do không khí ô nhiễm gây ra như hiện nay có lẽ cũng là muộn, nếu không nói là quá muộn và thiếu tích cực.

Minh Trần (Tổng hợp)

0 95

MITA Mask-AC101\
Đặc tính: Khẩu trang than hoạt tính MiTA Mask AC101 có khả năng cản gió, bụi, một số loại hoá chất độc hại, khử mùi, bảo vệ hệ hô hấp và sức khỏe.

* Khẩu trang có bộ lọc than hoạt tính đã được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo số 06/11/2014/ĐG-OSC của Viện NC KHKT Bảo Hộ Lao Động.

Thành phần: Vải dệt, vải không dệt, than hoạt tính dạng tấm; vải lưới tricot, dây thun.

Cấu tạo: Khẩu trang than hoạt tính MiTA Mask AC101 được cấu tạo gồm 3 phần:

– Phần thứ 1: Lớp lọc bụi cao cấp

– Phần thứ 2: Bộ lọc than hoạt tính

– Phần thứ 3: Vải lưới tricot thấm hút tốt, dể chịu.

Sử dụng:

– Đặt khẩu trang lên mặt và quàng hai dây thun vào hai tai.

– Chỉnh dây thun để có độ dài phù hợp, thỏa mái.

– Điều chỉnh khẩu trang cho vừa vặn sống mũi và cằm; kẹp nhôm ôm sống mũi cho kín kẽ.

– Thời gian sử dụng: Trong vòng 03 tháng kể từ ngày bắt đầu sử dụng.

Bảo quản:

– Sản phẩm được bảo quản nơi khô, thoáng, sạch sẽ, đóng gói bao bì.

– Vỏ khẩu trang có thể giặt (rửa) bình thường.

– Không bảo quản khẩu trang cùng với dầu mỡ, hóa chất và các sản phẩm khác có ảnh hưởng đến chất lượng của khẩu trang.

Mọi thắc mắc, đặt hàng xin vui lòng liên hệ: CTY TNHH SX – TM Khẩu Trang Minh Tâm
( Nhà sản xuất khẩu trang bảo hộ than hoạt tính cao cấp với  thương hiệu MT Mask, Mita Mask có uy tín, tin cậy)
Tel: – DĐ: 0938.091922

0 115

MITA Mask-AC102
Đặc tính:  Khẩu trang có màng lọc than hoạt tính nhãn hiệu MiTA Mask AC102 có khả năng cản gió, bụi, một số loại hoá chất độc hại, khử mùi, bảo vệ hệ hô hấp và sức khỏe.

* Khẩu trang có bộ lọc than hoạt tính đã được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo số 06/11/2014/ĐG-OSC của Viện NC KHKT Bảo Hộ Lao Động.

Thành phần: Vải lưới tricot, vải không dệt, than hoạt tính dạng tấm; vải lưới tricot, dây thun.

Cấu tạo: Khẩu trang MiTA Mask AC102 được cấu tạo gồm 3 phần:

– Phần thứ 1: Lớp lọc bụi cao cấp

– Phần thứ 2: Bộ lọc than hoạt tính

– Phần thứ 3: Vải lưới tricot rất dể chịu.

Sử dụng:

– Đặt khẩu trang lên mặt và quàng hai dây thun ra sau gáy.

– Chỉnh dây thun và băng gai để có độ dài phù hợp, thỏa mái.

– Điều chỉnh khẩu trang cho vừa vặn sống mũi và cằm; kẹp nhôm ôm sống mũi cho kín kẽ.

– Thời gian sử dụng: Trong vòng 03 tháng kể từ ngày bắt đầu sử dụng

Bảo quản:

– Sản phẩm được bảo quản nơi khô, thoáng, sạch sẽ, đóng gói bao bì.

– Vỏ khẩu trang có thể giặt (rửa) bình thường.

– Không bảo quản khẩu trang cùng với dầu mỡ, hóa chất và các sản phẩm khác có ảnh hưởng đến chất lượng của khẩu trang.

Mọi thắc mắc, đặt hàng xin vui lòng liên hệ: CTY TNHH SX – TM Khẩu Trang Minh Tâm
( Nhà sản xuất khẩu trang bảo hộ than hoạt tính cao cấp với  thương hiệu MT Mask, Mita Mask có uy tín, tin cậy)
Tel: – DĐ: 0938.091922

Khẩu trang Minh Tâm
Contact Me on Zalo